The study was conducted with two experiments to determine the ability of using bread yeast and optimal harvesting rate in mass culture of copepod Schmackeria dubia. Experiment 1 was randomly designed with 5 treatments with 6 replicates each including (i) 100 % algae (Chaetoceros calcitrans), (ii) 100 % yeast, (iii) 25 % algae and 75 % yeast, (iv) 50 % algae and 50 % yeats; (v) 75 % algae and 25 % yeats. Experiment 2 was set up with 4 treatments of different harvesting rates of biomass including 0, 15, 20 and 30%. Copepods were fed with 100% algae (from Exp. 1). The biomass was harvested every three days when copepod density reached 5,000 to 6,000 ind/L. The experiments were designed in 1L beaker system with copepod density of 1 ind/mL at salinity of 20 ppt and fed with Chaetoceros calcitrans. The results showed that after 30 days of culture, highest density of copepods (9,200 ± 938 ind/mL) was obtained at the day 6th in treatment fed with 100% algae in Exp. 1. The combination ratio of 75% algae and 25% yeast resulted in best result (higher density compared to other combination ratio). Periodic harvest of 30% of biomass resulted in highest recruitment and density, up to 11.510±817 inds/mL.
TÓM TẮT
Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm nhằm xác định khả năng thay thế tảo bằng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối copepod S. dubia. Thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại bao gồm (i) 100% tảo, (ii) 100% men bánh mì, (iii) 25% tảo và 75% men, (iv) 50% tảo và 50% men và (v) 75% tảo và 25% men. Thí nghiệm 2 được bố trí với 4 tỉ lệ thu hoạch khác nhau bao gồm 0, 15, 20, 30%. Sinh khối copepoda được thu hoạch khi mật độ quần thể đạt 5.000-6.000 cá thể/L với chu kỳ 3 ngày/lần. Các thí nghiệm được bố trí trong hệ thống cốc thủy tinh 1L ở độ mặn 20‰, mật độ copepoda là 1 cá thể/mL và cho ăn bằng tảo Chaetoceros calcitrans. Kết quả sau 30 ngày nuôi, ở thí nghiệm 1, mật độ copepoda cao nhất (9.200±938 cá thể/L) ở nghiệm thức cho ăn 100% tảo vào ngày thứ 6. Tỉ lệ kết hợp 75% tảo và 25% men bánh mì cho kết quả tốt nhất (mật độ copepoda cao hơn). Tỉ lệ thu hoạch 30%/lần cho khả năng hồi phục của quần thể copepoda nhanh nhất và cho số lượng cao nhất, lên đến 11.510±817 cá thể/L.
Vũ Ngọc Út, Nguyễn Bạch Loan, LA NGOC THACH , 2013. SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ MÙA VỤ SINH SẢN CỦA VẸM VÀNG LIMNOPERNA FORTUNEI BÁM TRÊN ỐC GẠO Ở CỒN PHÚ ĐA, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 237-245
Vũ Ngọc Út, Huỳnh Phước Vinh, 2014. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA COPEPODA SCHMACKERIA DUBIA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 292-299
Ut, V.N., Giang, H.T., Phu, T.Q., Morales, J. and Phuong, N.T., 2016. Assessment of water quality in catfish (Pangasianodon hypophthalmus) production systems in the Mekong Delta. Can Tho University Journal of Science. Vol 3: 71-78.
Tạp chí: International Symposium of SATREPS-programs on Sustainable Aquatic Bioresources, Tokyo University of Marine Science and Technology, Tokyo, 19-20 December, 2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên