Thành phần loài và hiện trạng khai thác mực (lớp Cephalopoda) ở vùng biển Hà Tiên, Kiên Giang được nghiên cứu nhằm cung cấp dữ liệu về đa dạng sinh học và làm cơ sở cho việc quản lý khai thác bền vững nguồn lợi này. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011. Mẫu được thu hàng tháng tại ghe tàu đánh bắt và chợ Hà Tiên. Mỗi loài, 10-20 cá thể được thu mỗi đợt để phân loại. Các chỉ tiêu phân loại bao gồm chiều dài, chiều rộng của màng áo, chiều dài, chiều rộng của vây, chiều dài, chiều rộng của đầu, chiều dài các xúc tay, chiều dài bông xúc giác? Hiện trạng khai thác được đánh giá qua số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng chức năng của Huyện Hà Tiên. Số liệu sơ cấp được thu từ 33 hộ đánh bắt mực trực tiếp ở khu vực biển Hà Tiên. Các chỉ tiêu thu thập bao gồm ngư cụ khai thác, ngư trường khai thác, thời gian và mùa vụ khai thác, thành phần loài và sản lượng khai thác, thuận lợi, khó khăn? Kết quả nghiên cứu đã xác định được 17 loài mực và bạch tuộc thuộc 4 bộTeuthoida, Octopoda, Sepiida và Sepiolidaphân bố trong vùng biển Hà Tiên. Các loài thuộc bộ Octopoda được khai thác nhiều nhất bằng cào đơn, trong khi đó các loài thuộc bộ Teuthoida khai thác với sản lượng cao bằng cào đôi. Loại hình khai thác bằng vỏ ốc cũng được phổ biến gần đây. Nghề khai thác mực thường tập trung ở vùng nước ven bờ với độ sâu nhỏ hơn 50 m và khai thác quanh năm. Kết quả cũng cho thấy sản lượng biến động theo loại ngư cụ và loài khai thác nhưng nhìn chung giảm nhiều trong những năm gần đây. Tình hình khai thác và bảo vệ còn nhiều khó khăn liên quan đến việc phổ biến chính sách và quy định khai thác chưa rộng rãi đến ngư dân, ngư cụ khai thác ngày càng đa dạng và mang tính hủy diệt, tàu thuyền khai thác tăng về số lượng và công suất lớn.
Vũ Ngọc Út, Huỳnh Phước Vinh, 2015. Khả năng sử dụng men bánh mì và tỉ lệ thu hoạch tối ưu trong nuôi sinh khối Schmackeria dubia. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 120-129
Vũ Ngọc Út, Nguyễn Bạch Loan, LA NGOC THACH , 2013. SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ MÙA VỤ SINH SẢN CỦA VẸM VÀNG LIMNOPERNA FORTUNEI BÁM TRÊN ỐC GẠO Ở CỒN PHÚ ĐA, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 237-245
Vũ Ngọc Út, Huỳnh Phước Vinh, 2014. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA COPEPODA SCHMACKERIA DUBIA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 292-299
Ut, V.N., Giang, H.T., Phu, T.Q., Morales, J. and Phuong, N.T., 2016. Assessment of water quality in catfish (Pangasianodon hypophthalmus) production systems in the Mekong Delta. Can Tho University Journal of Science. Vol 3: 71-78.
Tạp chí: International Symposium of SATREPS-programs on Sustainable Aquatic Bioresources, Tokyo University of Marine Science and Technology, Tokyo, 19-20 December, 2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên