Nghiên cứu nhằm xác định tính ăn và sự phát triển ống tiêu hóa của cá thát lát còm (Chitala ornata) giai đoạn 2 đến 30 ngày tuổi bằng phương pháp phân tích thành phần thức ăn và cấu trúc mô của ống tiêu hóa. Mẫu cá được thu vào ở các ngày tuổi 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25 và 30. Căn cứ vào chiều dài ruột tương đối và chỉ số ưu thế thì cá thát lát còm là loài ăn động vật. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá thát lát còm trong 30 ngày đầu gồm giáp xác chân chèo, giáp xác có vỏ, côn trùng và ấu trùng côn trùng. Thời điểm cá bắt đầu lấy thức ăn ngoài (5 ngày sau khi nở), cỡ miệng của cá là 1,20 ± 0,46 mm, lúc này ống tiêu hóa của cá được phân chia thành 4 phần gồm khoang miệng, thực quản, phần dạ dày và ruột. Ống tiêu hóa của cá thát lát còm phát triển hoàn chỉnh vào ngày tuổi thứ 8 với sự xuất hiện của các tuyến dạ dày. Sự thay đổi loại thức ăn ban đầu của cá thát lát còm có liên quan nhiều đến cỡ miệng hơn là quá trình phát triển ống tiêu hóa, sự chuyển đổi thức ăn chế biến cho cá thát lát còm phải thực hiện sau ngày tuổi thứ 8.
Phạm Thanh Liêm, Bùi Minh Tâm, 2015. Sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Hong & Tu, 2011) bằng các chất kích thích khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 112-119
Trích dẫn: Phạm Thanh Liêm, Võ Thanh Toàn và Nguyễn Hồng Quyết Thắng, 2020. Ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật lên tỉ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 12-20.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên