Hiện nay mật độ nuôi cá tra đang ở mức thâm canh cao, với mật độ nuôi dao động từ 50-100 con/m2. Mật độ nuôi cao dẫn đến lượng thức ăn sử dụng nhiều, chất lượng nước nhanh suy giảm, tích luỹ bùn ở đáy ao nhiều nên phải định kỳ thay nhiều nước và hút bùn đáy để hạn chế oxy bị giảm thấp, loại bớt chất thải đáy ao và giảm khí độc nền đáy ao nuôi. Áp dụng hệ thống sục khí là một trong những giải pháp tăng cuồng ôxy trong ao nuôi là một giải pháp phổ biến và hiệu quả nhất để cung cấp đầy đủ oxy cho các hệ thống nuôi thủy sản. Sục khí cho ao nuôi cá tra cho kết quả là hàm lượng oxy hòa tan đã được cải thiện đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng cá tra thương phẩm. Kết quả áp dụng hệ thống sục khí trong ao nuôi cho thấy hệ số FCR thấp hơn so với ao nuôi không sục khí (1,62 so với 1,7), năng suất cao hơn ao không sục khí 33,3% và giá thành sản xuất thấp hơn so với ao không sục khí 0.98-5,4%. Điều đó cho thấy ao nuôi áp dụng hệ thống sục khí hiệu quả hơn và chất lượng thịt cá tra thương phẩm tốt hơn.
Phạm Thanh Liêm, Bùi Minh Tâm, 2015. Sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Hong & Tu, 2011) bằng các chất kích thích khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 112-119
Trích dẫn: Phạm Thanh Liêm, Võ Thanh Toàn và Nguyễn Hồng Quyết Thắng, 2020. Ảnh hưởng của mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật lên tỉ lệ sống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá bột. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 12-20.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên