Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ tồn lưu chlorpyrifos ethyl, carbosulfan trong nước mặt và đất ở vùng đê bao khép kín của tỉnh An Giang, nơi canh tác lúa 3 vụ. Mẫu nước và đất/bùn đáy được thu ở ruộng lúa, kênh nội đồng và kênh chính ở các thời điểm 25, 47, 60 ngày sau khi sạ cho phân tích chlorpyrifos ethyl và carbosulfan. Đối với mẫu nước, mẫu ở ruộng được thu ở thời điểm 4 giờ sau khi phun thuốc; mẫu ở kênh nội đồng và kênh chính được thu ở thời điểm 3 ngày sau khi phun thuốc. Đối với mẫu đất/bùn đáy, mẫu ở ruộng, kênh nội đồng và kênh chính được thu ở thời điểm 3 ngày sau khi phun thuốc. Kết quả cho thấy, có sự tồn lưu chlorpyrifos ethyl trong nước (4,1 - 39,4 µg/L) và đất/bùn đáy (0,16 - 3,3 mg/kg) ở thời điểm 60 ngày sau khi sạ khi nông dân có phun thuốc chứa chlorpyrifos ethyl; trong khi không có sự tồn lưu chlorpyrifos ethyl trong nước và đất/bùn đáy ở thời điểm 25 và 47 ngày sau khi sạ khi nông dân phun thuốc không có chứa chlorpyrifos ethyl. Dư lượng chlorpyrifos ethyl trong nước ở ruộng có xu hướng cao hơn có ý nghĩa so với nước ở kênh nội đồng và kênh chính. Đối với carbosulfan, không có sự tồn lưu carbosulfan trong nước và đất/bùn đáy ở tất cả thời điểm thu mẫu khi nông dân có hoặc không có phun thuốc chứa carbosulfan. Nghiên cứu đã phát hiện sự tồn dư chlorpyrifos ethyl trong nước và đất ở vùng sản xuất lúa 3 vụ, do đó cần nghiên cứu tiếp về ảnh hưởng của chlorpyrifos ethyl đến sự phát triển của các loài thủy sinh vật trên ruộng lúa.
Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Hữu Chiếm, Dương Trí Dũng, 2010. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 125-131
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên