Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm điều tra tiềm năng của đồng phân hủy rác thực phẩm (RTP) và lục bình (LB) để cải thiện năng suất khí sinh học so với chỉ phân hủy RTP. Ủ yếm khí bán liên tục với các tỷ lệ khác nhau của RTP và LB được thực hiện và kết quả thể hiện rằng thể tích khí sinh học sinh ra hằng ngày, năng suất khí sinh học cao hơn khi tỷ lệ trộn với LB cao hơn. Cụ thể là, thể tích khí sinh học sinh ra là 0,37±0,03L/ngày, 0,51±0,03L/ngày, 1,03±0,03L/ngày, 1,31±0,04L/ngày và 1,71±0,08L/ngày lần lượt cho các nghiệm thức 100%RTP, 75%RTP+25%LB, 50%RTP+ 50%LB, 25%RTP+75%LB và 100%LB, trong khi năng suất khí sinh học là 1,08±0,10L/(kgTS×ngày), 1,50±0,10L/(kgTS×ngày), 3,01±0,09L/ (kgTS×ngày), 3,81±0,11L/(kgTS×ngày), 5,01±0,24L/(kgTS×ngày) ho cùng nghiệm thức. Nồng độ phần trăm khí CH4 thấp nhất ở nghiệm thức 100%RTP (28,25 ± 17,48%) so với nghiệm thức 75%RTP+25%LB(30,25 ± 18,62%),nghiệm thức 50%RTP+ 50%LB (33,25 ± 17,59%), nghiệm thức 25%RTP+75%LB (40,15 ± 19,19%), và nghiệm thức 100%LB (44,51 ± 18,71%). Kết quả đề nghị rằng đồng phân hủy RTP và LB có tiềm năng tăng ý nghĩa năng suất khí sinh học, cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho xử lý RTP bởi phương pháp sản xuất khí sinh học.
Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Hữu Chiếm, Dương Trí Dũng, 2010. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 125-131
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên