Nghiên cứu này nhằm xác định khả năng sinh khí CH4 từ ủ yếm khí rác thực phẩm phân hủy sinh học như là một giải pháp được mong đợi trong tái sử dụng rác thực phẩm. Thí nghiệm ủ yếm khí rác thực phẩm theo mẻ với 5 nghiệm thức tính theo tỷ lệ tổng chất rắn (TS) được nạp gồm 0,5%TS, 1,0%TS, 1,5%TS, 2,0%TS và 2,5%TS được thực hiện trong 60 ngày. Thể tích của tổng khí và thể tích khí CH4 sinh ra được tích dồn trong 10 ngày và tỉ lệ phần trăm khí CH4 được xác định ở các ngày thứ 10, 20, 30, 40, 50 và 60. Kết quả cho thấy, thể tích của tổng khí và thể tích khí CH4 sinh ra có tương quan thuận với tỷ lệ TS được nạp. Thể tích của tổng khí và thể tích khí CH4 sinh ra cao nhất ở ngày 31-40, giảm mạnh ở ngày 51-60. Năng suất sinh khí tốt nhất ở nghiệm thức 0,5%TS (259,50 ± 8,28 L/KgTS) so với các nghiệm thức còn lại (140,14 ± 9,28 L/KgTS, 122,50 ± 11,36 L/KgTS, 124,06 ± 12,01 L/KgTS và 105,00 ± 7,10 L/KgTS lần lượt cho các nghiệm thức 1,0%TS, 1,5%TS, 2,0%TS và 2,5%TS). CH4 sinh ra từ ngày 50 có tỷ lệ cao hơn 45%, có thể được sử dụng cho đun nấu. Kết quả về lượng và tỷ lệ khí CH4 sinh ra ở nghiên cứu này cho thấy ứng dụng tiềm năng của sản xuất khí sinh học từ rác thực phẩm
Nguyễn Công Thuận, Nguyễn Hữu Chiếm, Dương Trí Dũng, 2010. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BẰNG CHỈ SỐ QUAN TRẮC SINH HỌC BMWPVIỆT NAM Ở KÊNH CÁI MÂY, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 125-131
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên