Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của 22 giống lúa Mùa thu thập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng dung dịch Yoshida bổ sung muối NaCl ở nồng độ 10‰ và tiến hành xử lý 5 ngày rồi đánh giá và thu mẫu phân tích. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống, chiều cao thân lá đều giảm mạnh ở nồng độ mặn 10‰ sau 5 ngày xử lý mặn. Bên cạnh đó, chỉ số tích lũy Na+/K+ trong cây cũng đồng thời cho thấy các giống Ba Bụi 2, Một Bụi Trắng, Trà Long 2, Tài Nguyên Cà Mau, Nàng Quớt Biển, Một Bụi Lùn 2, Tài Nguyên Sóc Trăng, Ba Bụi Lùn và Đốc Phụng là nhóm giống lúa có khả năng chịu mặn. Thí nghiệm bước đầu tuyển chọn được một số giống lúa Mùa có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ trong dung dịch dinh dưỡng nhân tạo nhằm mục tiêu xác định giống bố mẹ chịu mặn phục vụ cho công tác nghiên cứu lai tạo các giống lúa thuần mới chống có khả năng thích nghi với các vùng sinh thái mặn điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Huỳnh Kỳ, Văn Quốc Giang, Nguyễn Châu Thanh Tùng, Nguyễn Lộc Hiền và Trần Hữu Phúc, 2018. Đánh giá khả năng chịu mặn của 12 giống lúa địa phương tỉnh Trà Vinh bằng dấu phân tử DNA và chỉ tiêu K+/Na+ ở lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 41-46.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên