Thoái hóa khớp gối là bệnh phổ biến, gây tàn tật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của vật nuôi nói chung và các giống chó nuôi nói riêng. Tế bào gốc trung mô (MSCs) là các tế bào gốc đa năng với tiềm năng biệt hóa đa dòng và khả năng tự đổi mới. Trong đó, MSCs phân lập từ tủy xương (BMSCs) được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng. Bởi, BMSCs được chứng minh an toàn và có khả năng tránh phản ứng đào thải của cơ thể vật chủ. Tuy nhiên, BMSCs có hạn chế về số lượng và khả năng tăng sinh trong quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, tế bào gốc phân lập từ cơ thể chưa trưởng thành có số lượng và khả năng tăng sinh cao hơn tế bào cùng loại phân lập từ cơ thể trưởng thành. Trong nghiên cứu này, tế bào được phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành và được đánh giá xác định đặc tính sinh học bằng các phương pháp đánh giá như khả năng tạo cụm tế bào (Colony forming unit – CFU) trên đĩa nuôi cấy plastic, sự ổn định về hình thái tế bào, khả năng tăng sinh, định danh, và khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tế bào được phân lập thành công từ tủy xương chó chưa trưởng thành, có khả năng hình thành cụm tế bào với tần số CFU-f là 5 ± 1 cụm trong 1 triệu đơn bào (Mono Nuclear Cells – MNCs). Hình thái tế bào ổn định và được theo dõi đánh giá dưới kính hiển vi đến lần cấy chuyền thứ 8. Khả năng tăng sinh tế bào nhanh được chứng minh bởi thời gian tăng sinh gấp đôi số lượng (doubling time) dưới 42 giờ nuôi cấy. Tế bào phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành có biểu hiện bề mặt với các dấu hiệu CD90, CD105, và không biểu hiện với CD34, CD45. Tế bào cũng được chứng minh có khả năng biệt hóa thành tế bào xương, tế bào sụn và tế bào mỡ. Nghiên cứu này đã thành công phân lập và nuôi tăng sinh tế bào gốc BMSCs từ tủy xương chó chưa trưởng thành. Kết quả là tiền đề cho những ứng dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối trên chó dựa trên tế bào gốc tiềm năng BMSCs phân lập từ tủy xương chó chưa trưởng thành.
Từ khóa: Chó, thoái hóa khớp gối, tủy xương, tế bào gốc trung mô.
Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Nguyễn Thị Yến Mai, Lê Thị Phương Đông, Trương Phúc Vình, Trần Thị Thảo, 2014. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 122-127
Trích dẫn: Phan Chí Tạo và Trần Ngọc Bích, 2016. Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với 2 loại vaccine cúm gia cầm H5N1 trên vịt tại Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44b: 127-131.
Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Trần Thị Hồng Liễu, Nguyễn Tấn Rõ, 2014. KHảO SáT KHả NăNG ĐáP ỨNG MIễN DịCH ĐốI VớI VACCINE NEWCASTLE TRÊN MộT Số GIốNG Gà THả VƯờN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 128-132
Trần Ngọc Bích, Trần Thị Thảo, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thị Yến Mai, 2013. KHẢO SÁT TỶ LỆ BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TỪ 1 ĐẾN 6 THÁNG TUỔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 15-20
Bich, T.N., Trung, L.Q., Thao, T.T. and Vy, D.T., 2019. Study on canine respiratory disease and evaluating the effect of treatment at the Animal Clinic, Can Tho University. Can Tho University Journal of Science. 11(2): 16-21.
Trần Ngọc Bích, 2012. TỶ LỆ NHIỄM VI KHUẨN SALMONELLA TRÊN THỦY CẦM VÀ SẢN PHẨM THỦY CẦM TẠI TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 235-242
Trần Ngọc Bích, NGUYEN THI MY HIEP, 2013. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH GUMBORO TRÊN ĐÀN GÀ TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 255-259
Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phúc Khánh, Ngô Phú Cường, Nguyễn Văn Lộc, 2016. Phân biệt chủng virus gây bệnh gumboro trên đàn gà với chủng virus vaccine qua vùng siêu biến đổi gen VP2 ở Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 29-37
Bich, T.N., Khanh, N.P. and Loan, N.C., 2018. Pathogenesis of infectious bronchitis virus (IBV) and laboratory test methods available to detect IBV in chickens. Can Tho University Journal of Science. 54(2): 40-45.
Trích dẫn: Trần Ngọc Bích, Nguyễn Minh Hải, Trương Phúc Vinh và Nguyễn Đức Hiền, 2017. Khảo sát kháng thể kháng virus dại trên chó ở một số lò mổ tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 77-80.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên