Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn lactic có khả năng lên men sữa chua từ trái sơri tại thị xã Gò Công (Tiền Giang), quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ). Từ nguồn mẫu sơri ban đầu, 17 dòng vi khuẩn lactic đã được phân lập thuộc 3 chi vi khuẩn lactic: Lactobacillus, Lactococcus và Pediococcus, các chủng vi khuẩn đã được phân lập có khuẩn lạc dạng hình tròn, màu trắng trong, trắng ngà hoặc trắng sữa, độ nổi mô hoặc lài, bìa nguyên, kích thước dao động từ 0,5 - 3 mm, tế bào vi khuẩn có dạng hình cầu hoặc que ngắn, Gram dương, oxidaza và catalaza âm tính. Trong đó, dòng vi khuẩn TG2 có hoạt lực lên men và khả năng kháng khuẩn tốt nhất (12,54 g/L axit tổng sau 72 giờ lên men, đường kính vòng kháng khuẩn là 11,33 mm). Thử nghiệm khả năng lên men sữa chua có bổ sung 8% dịch sơri ở pH 6,32, độ Brix 33,5 và mật số vi khuẩn 6,7 x 106 tế bào/mL sinh ra hàm lượng axit lactic cao nhất, đồng thời với giá trị cảm quan đạt 14,42/15 điểm. Kết quả của phương pháp giải trình tự và phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy, dòng vi khuẩn TG2 là dòng vi khuẩn Lactobacillus plantarum với độ tương đồng ở mức 100%.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Nguyễn Lê Hồng Diệp và Phan Thị Thu Sương, 2019. Phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn Lactobacillus có tiềm năng probiotic từ cây môn ngọt (Colocasia esculenta (L.) Schott). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 15-23.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Trường Thành và Lê Thị Kim Đồng, 2020. Tuyển chọn và ứng dụng dòng vi khuẩn lactic lên men dưa bồn bồn (Typha orientalis) muối chua. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 153-163.
Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Xuân Phong, Nguyễn Phương Linh, 2006. TUYỀN CHỌN NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH ĐƯỜNG HÓA CAO TỪ MEN RƯỢU XUÂN THẠNH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 162-171
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Trâm, Đinh Thị Tuyết Phương, Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Phan Thị Thu Sương và Nguyễn Thị Mai Trinh, 2019. Đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh có trong thịt heo và các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng Escherichia coli của tỏi (Allium sativum L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 185-192.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm và Huỳnh Văn Thịnh, 2020. Đặc điểm của các dòng lợi khuẩn Bacillus spp. từ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 44-52.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Đào Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Trâm, Văn Thị Hồng Huê, Dương Thị Mai Thảo và Nguyễn Đức Độ, 2020. Xác định điều kiện lên men và hoạt tính kháng oxy hóa của nước lên men trái trâm (Syzygium cumini L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 72-79.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên