Ngày nhận bài:13/11/2018 Ngày nhận bài sửa: 14/02/2019
Ngày duyệt đăng: 12/04/2019
Title:
Examination of the infection level of disease-causing organisms in pork and influential factors in the Escherichia coli resistance of garlic (Allium sativum L.)
Từ khóa:
Allium sativum L., Escherichia coli, thịt heo, vi sinh vật gây bệnh
The study was conducted to examine the infection level of pathogenic microorganisms (including aerobic microorganisms, Coliforms, Escherichia coli and Salmonella) in pork from 7 different markets in Ninh Kieu, Can Tho City. Influential factors in the E. coli resistance of garlic (Allium sativum L.) were also examined in this study. The examination of 21 ham samples indicated that 100% samples was contaminated with aerobic organisms, Coliforms and E. coli, whereas Salmonella infected 19.05% of the samples. Comparing to 4 microbiological criteria of Vietnam standard 7046:2009 about the meat safety, all of the samples from 7 markets were unqualified. The resistance of garlic (including garlic ratio, garlic marinating time and E. coli counts) against E. coli, indicated that pork measured in 3% garlic (measured in the total amount of pork) within 20 minutes, the number of E. coli decreased by about 99.85% or 99.86%. However, if E. coli contaminated in pork was more than 105 CFU/g, marinating in 3% garlic within 20 minutes was not effective to decrease E. coli counts in pork to an acceptable level for consumers.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát mức độ nhiễm một số vi sinh vật gây bệnh (tổng số vi sinh vật hiếu khí (TSVSVHK), Coliforms, Escherichia coli, Salmonella) có trong thịt heo tại 7 chợ thuộc quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng E. coli của tỏi (Allium sativum L.). Từ 21 mẫu thịt đùi được thu về và được kiểm tra, kết quả cho thấy có 100% mẫu thịt nhiễm VSVHK, Coliforms, E. coli và có 19,05% mẫu nhiễm Salmonella. Kết quả so sánh với QCVN 7046:2009 cho thấy tất cả các mẫu của 7 chợ đều không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn thịt an toàn nếu xét cả 4 tiêu chí vi sinh vật. Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng E. coli của tỏi bao gồm tỷ lệ tỏi, thời gian ướp tỏi và mật số E. coli. Kết quả chỉ ra rằng với tỷ lệ tỏi 3% (so với khối lượng thịt) và ướp tỏi trong thời gian 20 phút sẽ làm giảm mật số E. coli từ 99,85% đến 99,86% khi so sánh với nghiệm thức đối chứng (không ướp tỏi). Tuy nhiên, nếu mật số E. coli trong thịt quá (>105 CFU/g) thì việc ướp tỏi ở 3% trong 20 phút không làm giảm lượng E. coli trong thịt xuống đến mức an toàn đối với người tiêu dùng.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Trâm, Đinh Thị Tuyết Phương, Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Phan Thị Thu Sương và Nguyễn Thị Mai Trinh, 2019. Đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh có trong thịt heo và các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng Escherichia coli của tỏi (Allium sativum L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 185-192.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Nguyễn Lê Hồng Diệp và Phan Thị Thu Sương, 2019. Phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn Lactobacillus có tiềm năng probiotic từ cây môn ngọt (Colocasia esculenta (L.) Schott). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1B): 15-23.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Trường Thành và Lê Thị Kim Đồng, 2020. Tuyển chọn và ứng dụng dòng vi khuẩn lactic lên men dưa bồn bồn (Typha orientalis) muối chua. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 153-163.
Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Ngô Thị Phương Dung, Huỳnh Xuân Phong, Nguyễn Phương Linh, 2006. TUYỀN CHỌN NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH ĐƯỜNG HÓA CAO TỪ MEN RƯỢU XUÂN THẠNH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 162-171
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm và Huỳnh Văn Thịnh, 2020. Đặc điểm của các dòng lợi khuẩn Bacillus spp. từ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 44-52.
Trích dẫn: Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, Đào Thanh Tâm, Nguyễn Thị Minh Trâm, Văn Thị Hồng Huê, Dương Thị Mai Thảo và Nguyễn Đức Độ, 2020. Xác định điều kiện lên men và hoạt tính kháng oxy hóa của nước lên men trái trâm (Syzygium cumini L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 72-79.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên