Cá lóc là loài cá nước ngọt có giá trị thương mại quan trọng ở Philippines, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam (Wee, 1982) và được phát triển thành một đối tượng nuôi quan trọng ở nhiều nước trong đó có Việt Nam và một số khu vực Đông Nam Á (Chen, 1976; Wee, 1982; Qin and Fast, 2003; Muntaziana et al., 2013). Cá lóc dễ nuôi, có thị trường tiêu thụ và là nguồn thực phẩm tốt cho người tiêu dùng (Loan et al., 2002 và Nguyễn Thanh Long, 2017).
Cá lóc là loài cá dữ nên thường được nuôi đơn trong ruộng lúa, ao đất, bè, vèo (mùng lưới hay giai lưới) đặt trong ao hoặc trên sông và trong bể lót bạt, bể xi măng (Wee, 1981; Boonyaratpalin et al., 1985; Pillay, 1990; Long et al., 2004; Lê Xuân Sinh vàĐỗ Minh Chung, 2010; Dương Nhựt Long và ctv., 2014, Dương Nhựt Long, 2016) hoặc có thể nuôi ghép trong ao, ruộng lúa nhưng kích cỡ những loài cá khác lớn hơn cá lóc (Boonyaratpalin et al., 1985; Cao Quốc Nam, 2009). Các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm, công nghệ nuôi cá lóc trong ao đất, vèo lưới, bể lót bạt và bể tuần hoàn nước với các thông số kỹ thuật và khía cạnh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc được tổng hợp trong chương này.
Lam Mỹ Lan, Trần Ngọc Thảo, Đỗ Thị Thanh Hương, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LEO (WALLAGO ATTU). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 319-325
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên