Chương này trình bày các tổng quan tài liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm rơm trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, nghiên cứu về chuỗi giá trị nấm rơm và quản lý rơm rạ cũng được lược khảo. Kết quả đánh giá tổng quan cho thấy rằng nấm rơm được trồng nhiều trên thế giới và Việt Nam. ĐBSCL là nơi trồng nấm rơm nhiều nhất cả nước do có nguồn nguyên liệu rơm dồi dào. Nhiều kỹ thuật trồng nấm, mô hình trồng nấm được nhiều nghiên cứu xác nhận vì tính hiệu quả của nó. Các phương pháp sơ chế, bảo quản, chế biến nấm rơm cũng được đề xuất đối với nấm rơm - một loại nông sản rất khó bảo quản. Tiêu thụ sản phẩm nấm rơm chủ yếu là nấm tươi và ở thị trường trong nước. Tiềm năng xuất khẩu của nấm rơm ĐBSCL là lớn nhưng hiện khó phát triển do những khó khăn trong sản xuất, thu gom, vận chuyển. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nấm rơm cho thấy rằng điểm nghẽn lớn nhất là sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, và khả năng ứng dụng KHCN. Ngoài ra, việc phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa tương xứng, đặc biệt là đối với người trồng nấm chỉ hưởng được mức lợi nhuận thấp nhất như trường hợp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Người trồng nấm thường gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu thông tin thị trường, kỹ thuật sản xuất hạn chế, sử dụng nguồn meo chất lượng thấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng trồng nấm rơm là mô hình sinh kế quan trọng ở nông thôn, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Võ Thành Danh, 2008. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 185-194
Trích dẫn: Võ Thành Danh, Nguyễn Hữu Đặng, Lê Tín và Ong Quốc Cường, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4D): 200-211.
Trích dẫn: Võ Thành Danh, Trương Thị Thúy Hằng và Ong Quốc Cường, 2020. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1D): 222-230.
Võ Thành Danh, Ong Quốc Cường, Trần Bá Quang, 2013. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 34-44
Võ Thành Danh, 2015. Đánh giá năng lực thích nghi đối với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 64-71
Võ Thành Danh, Nguyễn Thị Phương Lam, 2013. PHÂN TÍCH CẦU ĐẦU TƯ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẬU GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 7-16
Trích dẫn: Võ Thành Danh, Lê Thanh Sang và Võ Đoàn Mỹ Linh, 2019. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ đông xuân tại vùng sinh thái nông nghiệp ven biển Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5D): 99-108.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên