Nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng phế thải nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng ứng dụng để phát triển điện sinh khối” đã cho thấy lượng phế phẩm nông nghiệp thải ra ở ĐBSCL rất lớn, chỉ tính riêng năm 2012 có khoảng 24,3 triệu tấn rơm rạ; 4,86 triệu tấn vỏ trấu; 1,3 triệu tấn bã mía và khoảng 543,8 nghìn tấn thân cây bắp. Lượng phế phẩm nông nghiệp sinh ra lớn nhưng các biện pháp sử dụng các nguồn sinh khối này chưa mang lại hiệu quả cao, rơm rạ phần lớn được người dân đốt trực tiếp ngày trên đồng ruộng chiếm 54,1 - 98% lượng rơm rạ thải ra; chỉ có khoảng 20 - 50% vỏ trấu được sử dụng; bã mía chỉ có một số nhà máy sử dụng để đốt cho lò hơi; một lượng nhỏ thân cây bắp được người dân sử dụng cho chăn nuôi. Nếu sử dụng các nguồn sinh khối này để sản xuất điện thì tiềm năng lý thuyết ước tính từ năm 2005 đến 2020 từ rơm rạ là 62,7 - 112,3 triệu MWh/năm; vỏ trấu 12,4 - 22,1 triệu MWh/năm; bã mía 2,89 - 4,36 triệu MWh/năm; thân cây bắp 2,21 - 3,6 triệu MWh/năm. Tính trên lý thuyết, các loại phế phẩm nông nghiệp có thể sản xuất khoảng 142,36 triệu MWh điện vào năm 2020 tại ĐBSCL trong đó rơm rạ chiếm 78,9%, vỏ trấu (15,5%), bã mĩa (3,1%) và ngô (2,5%). Sản xuất điện từ các nguồn sinh khối này không chỉ giải quyết lượng phế phẩm nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường mà còn có thể tạo ra nguồn điện cung cấp cho nhu cầu phát triển của vùng.
Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Trường Thành, Nguyễn Trương Nhật Tân, Lê Ngọc Phúc, Nguyễn Trí Ngươn, , 2012. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LỤC BÌNH VÀ RƠM LÀM NGUYÊN LIỆU NẠP BỔ SUNG CHO HẦM Ủ BIOGAS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 213-221
Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Đắc Cử, Nguyễn Hữu Phong, 2011. SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH KHÍ CỦA MẺ Ủ YẾM KHÍ BÁN LIÊN TỤC VỚI CÁC NGUYÊN LIỆU NẠP KHÁC NHAU KHI CÓ VÀ KHÔNG CÓ NẤM TRICHODERMA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20b: 31-38
Trích dẫn: Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Hậu và Ngô Văn Ánh, 2017. Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật liệu xây dựng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49a: 41-46.
Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Huỳnh Quốc Trưởng , Nguyễn Thị Kim Ngân , 2015. Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt với giá thể mụn dừa và giá thể mùn cưa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 37: 51-62
Ngan, N.V.C. and Huong, N.L., 2016. Vietnam’s renewable energy - an overview of current status and legal normative documents. Can Tho University Journal of Science. Special issue: Renewable Energy: 92-105.
Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Hoàng, Vũ Thành Trung, 2014. Tính toán phát thải mê-tan từ rác thải sinh hoạt khu vực nội ô Thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 31: 99-105
Tạp chí: Hội thảo quốc gia "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường với thực tiễn xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên