TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu xác định mức bổ sung thức ăn hỗn hợp (TAHH) đến tiêu thụ và tiêu
hóa dưỡng chất bò lai Wagyu giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi tại tỉnh An Giang. Năm con bò đực lai
Wagyu (156±22,2 kg) được sử dụng vào mô hình Latin square (5x5) với 5 nghiệm thức và 5 giai
đoạn (2 tuần/giai đoạn). Năm nghiệm thức là mức bổ sung TAHH từ 0; 0,3; 0,6; 0,9 đến 1,2 kg/con/
ngày tương ứng C0, C0,3; C0,6; C0,9 và C1,2. Cỏ Voi (5 kg/con/ngày) và rơm khô cho ăn tự do trên
các nghiệm thức. Kết quả thể hiện, tăng mức bổ sung TAHH đã cải thiện (Păn vào bao gồm chất khô, chất hữu cơ, xơ trung tính, đạm thô (CP) và năng lượng trao đổi. Lượng
CP tiêu thụ (kg/con/ngày) tăng dần (Pvới C0, C0,3; C0,6; C0,9 và C1,2. Năng lượng trao đổi tiêu thụ (MJ/con/ngày) của C0,6 (29,0) cao có
ý nghĩa với C0 (23,0) nhưng không có ý nghĩa (P>0,05) so với C0,3 (26,9); C0,9 (32,3) và C1,2 (32,4).
Tỷ lệ tiêu hóa CP (%) của C0,9 cao (Pbiệt không có ý nghĩa (P>0,05) với C0,6 và C1,2 tương ứng là 62,4 và 67,1%. Lượng CP tiêu hóa
tăng tuyến tính với mức bổ sung TAHH với y = 0,1098x + 0,1076 và R2 = 0,91. Tăng khối lượng (g/
con/ngày) của bò thí nghiệm là 186, 300, 306, 329 và 492 tương ứng với mức TAHH bổ sung 0, 0,3;
0,6; 0,9 và 1,2 kg/con/ngày. Kết luận của thí nghiệm là tăng mức TAHH trong khẩu phần đã cải
thiện lượng dưỡng chất tiêu thụ, tiêu hóa và tăng khối lượng bò lai chuyên thịt. Sử dụng 0,9-1,2 kg
TAHH trong khẩu phần bò lai Wagyu (9-12 tháng tuổi) có triển vọng trong chăn nuôi bò lấy thịt
tại An Giang. Nên tham khảo kết quả này trong những nghiên cứu tiếp theo trên bò thịt cao sản.
Từ khóa: bò lai Wagyu, tỷ lệ tiêu hóa, động vật nhai lại