Cấu trúc vách tế bào (NDF) của thực vật làm thức ăn gia súc gồm lớp giữa, lớp sơ cấp và lớp thứ cấp. Sự khác nhau giữa các lớp này là thành phần hóa học giữa các phân tử cellulose, hemicellulose, lignin, pectin và protein. Cellulose là một polysaccharide mạch dài, phổ biến ở thực vật và tạo thành cấu trúc cơ bản của vách tế bào gồm các phân tử đường glucose. Hemicellulose là một polysaccharide chuỗi ngắn, phân nhánh, thành phần chính là các xylan, mannan và xyloglucan được cấu tạo từ các phân tử đường pentose (C5H10O5) và đường hexsose (C6H12O6). Lignin là một polymer có nguồn gốc từ phenylpropane, cấu trúc liên kết chéo phức tạp từ ba dẫn xuất hydroxyphenyl-lignin (H), guaiacyl-lignin (G) và syringyl-lignin (S) hình thành liên kết hóa học với hemicellulose và gắn kết bền vững với cellulose trong vách tế bào. Thành phần chính cấu tạo nên lớp sơ cấp là cellulose, hemicellulose, pectin và protein của vách tế bào nhưng tỉ lệ này có thể thay đổi ở lớp thứ cấp. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng từ mối liên kết chính của lớp sơ cấp là liên kết của xyloglucan với cellulose và pectin, nhưng gia tăng mức lignin hóa theo tuổi hoặc loài cây thức ăn cũng có ảnh hưởng đến sự gia tăng mối liên kết trong vách tế bào, nên có thể làm thay đổi cấu trúc của vách tế bào. Sự thay đổi cấu trúc NDF của thực vật bị ảnh hưởng bởi loài; các phần ngọn, thân, lá và thời gian thu hoạch, chúng có tác động tới sự tiêu hoá vật chất khô và dưỡng chất ở gia súc nhai lại.
Từ khóa: chất xơ, vách tế bào, dinh dưỡng, gia súc
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên