Giai đoạn trưởng thành có thể phân biệt được các loài ốc thuộc họ Ampullariidae qua hình dạng bên ngoài và qua giải phẫu. Họ Ampullariidae có tỷ lệ giới tính không đều và ốc cái chiếm tỷ lệ cao hơn ốc đực trong quần đàn. Ốc đực và ốc cái phát triển giới tính riêng biệt, sau khi bắt cặp giao phối thì quá trình thụ tinh diễn ra trong buồng chứa tinh của con cái. Tập tính sinh sản chung là ốc cái đẻ trứng thành từng đám bám vào hốc đất, bùn hay trên thân cây thực vật thủy sinh. Ốc cái đẻ từng trứng hoặc từng đôi trứng, khi một cặp trứng đi ra khỏi đường sinh dục cái qua cơ quan đẻ trứng, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể và gắn vào cạnh dưới của tổ trứng, tổ trứng có nhiều tầng hay chỉ một tầng tùy thuộc vào nơi đẻ. Trứng ốc mới đẻ rất mềm, thường trong suốt và sau một thời gian được vôi hóa bởi một lớp canxi hạt trứng sẽ trở nên cứng chắc hơn. Màu sắc hạt trứng cũng khác nhau tùy theo loài ốc.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2020. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 117-126.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) dưới ảnh hưởng của hàm lượng calcium khác nhau trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 48-56.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên