Tế bào tiêu hóa của lớp Chân bụng là xoang tiêu hóa được bao trùm bởi lớp biểu mô, lớp biểu mô sẽ tạo thành tế bào tuyến và tế bào tiêm mao, quá trình tiêu hóa bao gồm tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào xảy ra đồng thời với nhau chủ yếu ở gan là chính. Cấu tạo hệ tiêu hóa của lớp Chân bụng hoàn chỉnh với miệng và hậu môn riêng biệt, miệng có các lưỡi sừng (radula) còn hậu môn thường đổ vào xoang áo, hệ tiêu hóa gồm có miệng, thực quản, dạ dày và gan tụy. Lớp Chân bụng có enzyme protease, amylase, cellulase, lipase, pepsin và trypsin hoạt động để tiêu hóa thức ăn, đối với ốc ăn động vật hoạt động enzyme tiêu hóa cellulase rất thấp. Nhiều loài gặm, cắt xén các loại thức ăn như rong, tảo và các mùn bã hữu cơ lắng đọng, một số loài khác thích nghi với tập tính ăn thịt. Đặc tính dinh dưỡng của nhiều loài ốc thuộc lớp Chân bụng trong đó chủ yếu là nhóm ốc biển thay đổi theo các giai đoạn phát triển. Trong khi đó , các loài ốc nước ngọt không có sự thay đổi đặc điểm dinh dưỡng từ giai đoạn ốc con đến ốc trưởng thành.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2020. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 117-126.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) dưới ảnh hưởng của hàm lượng calcium khác nhau trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 48-56.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên