Mục tiêu của bài viết là tổng hợp một số vấn đề về cơ chế kích thích sinh sản ở động vật thân mềm Chân bụng sống trong môi trường nước mặn và nước ngọt. Các yếu tố dinh dưỡng, môi trường (chiếu sáng, nhiệt độ và chu kỳ thủy triều) ảnh hưởng đến việc thay đổi hệ thống nội tiết ở các loài động vật thân mềm Chân bụng, những thay đổi trong điều kiện môi trường tác động đến sự thay đổi của cấu trúc sinh sản. Kích thích sinh sản bằng chu kỳ chiếu sáng, nhiệt độ, thay đổi nguồn nước, dung dịch oxy già (H2O2) đều ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, kích thích quá trình đẻ trứng của đa số các loài động vật thân mềm Chân bụng. Đối với các loài thuộc Lớp Chân bụng sống trong nước mặn, phương pháp kích thích bằng H2O2, tia cực tím hay sốc nhiệt đều cho hiệu quả sinh sản tốt. Trong khi đó các loài Chân bụng sống trong nước ngọt được kích thích sinh sản bằng phương pháp mang lại hiệu quả là thay đổi chiều cao cột nước hoặc kết hợp với phun mưa, tiêm não thùy và cắt xúc tu.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2020. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 117-126.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) dưới ảnh hưởng của hàm lượng calcium khác nhau trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 48-56.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên