Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng khai thác, tiêu thụ và nuôi ốc bươu đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long và được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 138 cán bộ quản lý, hộ nuôi ốc bươu đồng, hộ khai thác và cơ sở thu mua, buôn bán. Kết quả cho thấy ốc bươu đồng phân bố ở thủy vực nước tĩnh cao hơn so với thủy vực nước chảy và ruộng lúa, ốc sốngtậptrungởtầngmặtvàobuổitốivà buổi sáng, sống chủ yếu ở vùng nước có độ sâu từ 60-150 cm. Mật độ, sản lượng ốc bươu đồng giảm dần theo theo thời gian, đặc biệt giảm mạnh từ giai đoạn 2015 đến nay. Thời gian khai thác nhiều nhất là mùa mưa từ tháng 5 - 10 hàng năm, sản lượng khai thác trung bình 9,54 kg/hộ/ngày (tương đương 1717 kg/hộ/năm). Thị trường tiêu thụ chủ yếu bán tại các vựa thu mua nhỏ lẻ (70,8%), kế đến người dân bán trực tiếp cho người tiêu dùng với 20,0%, số ít còn lại bán trực tiếp vựa lớn là 9,2%. Diện tích nuôi ốc bươu đồng trung bình của hộ là 294,5m2, trung bình tỉ lệ sống (66,0%) và kích cỡ thu hoạch (28 con/kg), năng suất là 1,40 kg/m2.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2020. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 117-126.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) dưới ảnh hưởng của hàm lượng calcium khác nhau trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 48-56.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên