Nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1 × 1 × 1 m), mật độ 15 cặp ốc/m2 và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm Thí nghiệm 1 được bố trí với 4 phương pháp kích thích sinh sản: 1) Giảm 25% nước (D25); 2) Giảm 50% nước (D50); 3) Giảm 75% nước (D75) và 4) Giảm 100% nước (D100). Kết quả cho thấy tỷ lệ ốc tham gia sinh sản ở D75 đạt cao nhất (60,6%), kế tiếp D50 (58,3%) và khác biệt (pso với D25 hay D100. Ốc ở D75 sinh ra số tổ trứng và tần suất sinh sản (9,08 tổ/m2; 3,03 tổ/ngày/m2) cao hơn và khác biệt (pTỷ lệ ốc tham gia sinh sản ở A50 (82,2%), cao hơn (pc ở A50 sinh ra số tổ trứng và tần suất sinh sản (12,3 tổ/m2; 4,11 tổ/ngày/m2) cao hơn (pso với A25 (10,1 tổ/m2; 3,33 tổ/ngày/m2) hay A100 (9,7 tổ/m2; 3,22 tổ/ngày/m2). Kích thích sinh sản ốc bằng cách thay 75% hoặc cấp thêm 50% nước trong bể nuôi vỗ cho hiệu quả sinh sản cao hơn so với các phương pháp khác.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2020. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2B): 117-126.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Mức độ phong phú về mật độ và sinh lượng của ốc bươu đồng (Pila polita) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 38-50.
Trích dẫn: Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo, 2019. Kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) dưới ảnh hưởng của hàm lượng calcium khác nhau trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5B): 48-56.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên