Thông tin chung: Ngày nhận bài: 19/06/2019 Ngày nhận bài sửa: 14/08/2019 Ngày duyệt đăng: 31/10/2019 Title: Effects of calcium contents in diet on growth and reproductivity of black apple snail (Pila polita) broodstock Từ khóa: Hàm lượng can-xi, nuôi vỗ, ốc bươu đồng, Pila polita, sinh sản Keywords: Black apple snail, calcium contents, Pila polita, spawning | ABSTRACT The objective of this study was to determine the effects of different calcium contents in diet on the maturation and reproductive efficiency of black apple snail (Pila polita). Snail broodstocks were fed with 5 calcium levels; triplicates for each as follow 1% (Ca1); 3% (Ca3); 5% (Ca5); 7% (Ca7) and 9% (Ca9). Snail broodstock with shell height of 35.5 – 42.4 mm were reared in the tarpaulin tanks (1 × 1 × 1 m) with the density of 60 snails/tank and the ratio of male: female was 1: 1. After 90 days of culture, mean GSI of snails in Ca5 (6.3% in male; 13.0% in female) was higher than that of Ca7 (5.7%; 10.2%) and significantly different (p<0.05) with Ca1 (3.9%; 6.3%). Spawning frequency of broodstocks in Ca5 (1.11 clutch/week/m2), Ca7 (0.89 clutch/week/m2) were significant difference (p<0.05) compared to those in Ca1 (0.47 clutch/week/m2), Ca3 (0.72 clutch/week/m2) or Ca9 (0.75 clutch/week/m2). Snails in Ca5 also obtained the highest reproduction efficiency (202 eggs/clutch), Ca7 (187 eggs/clutch) and significantly different (p<0.05) from Ca1 (122 eggs/clutch), Ca3 (169 eggs/clutch) and Ca9 (183 eggs/clutch). The results show that diet with a calcium content of 5% indicated higher results in the maturity and reproduction of black apple snail compared to other calcium contents. TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các hàm lượng calcium đến quá trình thành thục và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita). Ốc được cho ăn 5 hàm lượng calcium khác nhau với 3 lần lặp lại cho mỗi hàm lượng calcium lần lượt là: 1% (Ca1); 3% (Ca3); 5% (Ca5); 7% (Ca7) và 9% (Ca9). Ốc bố mẹ có chiều cao vỏ từ 35,5 - 42,4 mm được nuôi trong bể lót bạt (kích thước 1×1×1 m) với mật độ 60 con/bể và tỉ lệ đực:cái là 1:1. Kết quả sau 90 ngày nuôi vỗ cho thấy, hệ số thành thục (GSI) của ốc bươu đồng ở Ca5 là cao nhất (6,3% ở con đực; 13,0% ở con cái), kế đến Ca7 (5,7%; 10,2%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với Ca1 (3,9%; 6,3%). Ốc nuôi vỗ ở nghiệm thức Ca5 có tần suất sinh sản là 1,11 tổ/tuần/m2, kế tiếp Ca7 (0,89 tổ/tuần/m2) và nhiều hơn (p<0,05) so với Ca1 (0,47 tổ/tuần/m2), Ca3 (0,72 tổ/tuần/m2) hay Ca9 (0,75 tổ/tuần/m2). Sức sinh sản của ốc bươu đồng đạt cao nhất ở Ca5 (202 trứng/tổ), kế đến Ca7 (187 trứng/tổ) và khác biệt (p<0,05) so với Ca1 (122 trứng/tổ), Ca3 (164 trứng/tổ) và Ca9 (183 trứng/tổ). Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng thức ăn chế biến với hàm lượng calcium 5% đã cho kết quả thành thục sinh dục và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng cao hơn so với các hàm lượng calcium khác. |