Ngày 07 tháng 8 năm 2019, tại Singapore, 46 nước thành viên Liên hợp quốc đã ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải (còn gọi là Công ước Singapore về Hòa giải). Từ ngày 12 tháng 9 năm 2020, Công ước Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực. Có thể nói, Công ước là nền tảng để đưa hoà giải từ một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trở thành một trong các lựa chọn khi giải quyết tranh chấp thương mại. Tại Việt Nam, khung pháp lý về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải được thể hiện ở Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, pháp luật về Hoà giải thương mại tại Việt Nam vẫn còn một vài điểm chưa tương thích với Công ước Singapore. Trong bài viết nhóm tác giả sẽ giới thiệu về bối cảnh ra đời của Công ước Singapore, so sánh quy định về hòa giải của Công ước Singapore và quy định pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả cũng đánh giá những tiềm năng khi Việt Nam tham gia vào Công ước này.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên