Cùng với kỷ nguyên công nghiệp 4.0, hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu thế của kinh tế toàn cầu. Kể cả khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các hình thức kinh tế đều ít nhiều bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí đứng trên bờ vực thì lĩnh vực thương mại điện tử lại có cơ hội bùng nổ. Phạm vi hoạt động thương mại điện tử đã xóa nhòa khái niệm biên giới, vùng lãnh thổ quốc gia. Điều này mở ra đa dạng phương thức giao dịch trong lĩnh vực thương mại điện tử theo xu hướng toàn cầu hóa. Song song với những đóng góp tích cực trong tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, việc xuất hiện và phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử xuyên quốc gia cũng đặt ra những thách thức đối với quản lý nhà nước ở từng quốc gia, trong đó, bao gồm vấn đề quản lý thuế phát sinh. Ở Việt Nam, các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới cũng theo xu hướng chung phát triển mạnh mẽ. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về thuế vừa phải đảm bảo điều kiện để các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tham gia vào nền kinh tế một cách lành mạnh, đem lại các lợi ích kinh tế bền vững, vừa thực hiện đúng theo khuôn khổ pháp luật về thuế ở quốc gia sở tại. Trong bài viết, nhóm tác giả đã đưa ra những đánh giá về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; một số thực trạng và thách thức trong lĩnh vực này. Nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử xuyên biên giới.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên