Từ những năm 2010, các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam bắt đầu ứng dụng mô hình giáo dục pháp luật thực hành (Clinical Legal Education). Các phương thức thực hành mô hình này rất đa dạng, có thể kể đến như thực hành tư vấn hỗ trợ pháp luật, thực hành giảng dạy pháp luật cộng đồng, tổ chức phiên tòa giả định. Trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ đại học, các cơ sở đào tạo luật có cơ sở và điều kiện phát triển các hoạt động giáo dục pháp luật thực hành, tạo lợi thế cạnh tranh giữa các cơ sở cùng đào tạo luật hiện nay. Theo đó, với xu hướng giáo dục khai phóng, việc tìm kiếm, vận dụng các phương thức thực hành pháp luật phù hợp với mục tiêu kiến tạo môi trường để sinh viên trải nghiệm, phát triển kỹ năng trong hoạt động pháp luật thực tế luôn được các cơ sở đào tạo luật khuyến khích. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả sẽ giới thiệu về phương thức thực hành tranh luận phản biện chính sách pháp luật và đánh giá việc vận dụng phương thức này trong mô hình giáo dục pháp luật thực hành nhìn từ góc độ khoa học giáo dục để phục vụ mục tiêu đổi mới giáo dục bậc đại học.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên