Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Mai Thị Thanh Hằng (2023) Trang: 208-223
Tạp chí: Thực thi Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và nhũng vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
Liên kết:

Ngày này, ở các quốc gia, tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành, cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước mà tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương hay còn gọi là  ngân hàng nhà nước có những đặc điểm khác biệt. Căn cứ vào mối quan hệ với chính phủ, ngân hàng nhà nước có thể độc lập với Chính phủ hoặc trực thuộc và chịu quản lý trực tiếp từ Chính phủ. Theo quy định Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1] Do Ngân hàng Nhà nước vừa có tư cách pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành vừa có tư cách pháp lý của ngân hàng trung ương nên chức năng của nó cũng được pháp luật quy định theo hai phương diện, đó là chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương. Với vị trí pháp lý đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, trong đó gắn với chính sách tiền tệ quốc gia, xác định chỉ tiêu lạm phát; thực hiện một số dịch vụ tài chính công cho Chính phủ , song song đó là chức năng quản lý ngoại hối.[2]

Trong khuôn khổ của bài tham luận, nhóm tác giả sẽ nêu một số đánh giá về mô hình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vấn đề đảm bảo tính độc lập nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền trong nền kinh tế. Đồng thời, nhóm tác giả cũng khái quát về chức năng quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Luật Ngân hàng Nhà nước hiện hành. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề cập đến sự xuất hiện của xu thế mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ gần như được đánh giá sẽ là sự thay đổi tất yếu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, đó là sự xuất hiện của khái niệm tiền ảo. Theo đó, bài viết phân tích theo hướng pháp luật ngân hàng nhà nướcViệt Nam cần nhanh chóng tiếp cận, nghiên cứu và luật hóa khái niệm về tiền ảo, điều chỉnh các giao dịch tiền ảo trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.



[1] Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.

[2]    Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2015.

Các bài báo khác
Trong TS Nguyễn Anh Tú (2023) Trang: 146-157
Tạp chí: Thúc đầy sự kết nối, phổ biến và bền vững trong giáo dục pháp luật thực hành tại Việt Nam
Trong Nguyễn Thi Minh Hằng và đối tác liên kết TS Đào Xuân Hội (2023) Trang: 33-47
Tạp chí: Pháp luật về thuế: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn
Trong Nguyễn Thi Minh Hằng và đối tác liên kết TS Đào Xuân Hội (2023) Trang: 268-277
Tạp chí: Pháp luật về thuế: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Trường Đại học Lao động và Xã hội ngày 31 tháng 10 năm 2023
Trong PGS.TS Đoàn Đức Lương (2021) Trang: 434-449
Tạp chí: Kỹ năng trong đào tạo cử nhân luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...