Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần rất đa dạng, phong phú của đồng bào dân tộc Khmer An Giang được đánh giá là những tiềm năng quan trọng để khai thác vào hoạt động du lịch. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thông qua các dự án, hoạt động du lịch đã từng bước hình thành, góp phần cho cộng đồng người Khmer phát triển du lịch thông qua nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn hỗ trợ của địa phương. Tuy nhiên, do đặc trưng về tâm lý tộc người và những khó khăn trong đời sống nên việc phát triển du lịch giảm nghèo, đảm bảo sinh kế bền vững của các hộ dân thông qua hoạt động du lịch chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các hộ gia đình người Khmer ở An Giang còn gặp phải bất lợi và rào cản trong quá trình tham gia hoạt động du lịch như tâm lý, ngôn ngữ, nguồn vốn, khả năng tiếp cận thị trường du lịch và các kỹ năng phục vụ du khách.
Quyen, L. T. T., 2017. Social impacts of tourism development on local community: A case study at dong Hoa Hiep village, Cai Be district, Tien Giang province. Can Tho University Journal of Science. Vol 5: 10-17.
Trích dẫn: Lê Thị Tố Quyên, Lý Mỷ Tiên và Huỳnh Tấn Mãi, 2019. Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch tại quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1C): 100-112.
Trích dẫn: Lê Thị Tố Quyên và Nguyễn Thị Phương Thảo, 2017. Những nhân tố tạo nên sự thu hút khách du lịch ở Bangkok - Thái Lan. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48c: 46-54.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên