Một trong các chính sách cam kết tại Hội nghị COP 26 tại Vương Quốc Anh là lộ trình cam kết khung đưa mức phát thải ròng khí (C02) về “0” vào năm 2050. Trong đó, tiềm năng lớn cho kinh tế quốc gia là khoản lợi có được từ việc khai thác thị trường tín chỉ carbon. Cam kết không chỉ đóng góp chung vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà còn đem lại doanh thu vượt trội cho các nước có ưu thế về sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy pháp luật liên quan đến việc xác định giá trị tín chỉ carbon và thực tiễn xác định giá trị tín chỉ này vẫn còn nhiều bất cập. Bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề liên quan đến việc xác định giá trị tín chỉ carbon và quá trình áp dụng trên thực tiễn; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon nói chung và xác định giá trị tín chỉ carbon nói riêng hướng đến sự phát triển bền vững.
Tạp chí: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - 2023 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên