Chiếm khoảng 18% dân số cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có số lượng lao động dồi dào, đứng thứ hai về số lượng trong các vùng kinh tế - xã hội tuy nhiên nguồn nhân lực ở đây đang phải đối mặt với thách thức về thay đổi môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cùng với cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế thì nguồn nhân lực là động lực và điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững như định hướng của Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 7 năm 2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với tầm nhìn “khá rộng” đến năm 2100, Chính phủ và các địa phương trong vùng đã có những mục tiêu chủ trương chính sách để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn nhân lực ĐBSCL trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, do những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và những điều kiện khách quan khác đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến các kế hoạch, chủ trương và định hướng phát triển bền vững của ĐBSCL nhất là về nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần tìm ra những “chìa khóa” để giải quyết những vấn đề về phân loại, đào tạo nguồn nhân lực cũng xác định cơ cấu nền kinh tế phù hợp của vùng để thể hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.
Tạp chí: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - 2023 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên