Mục tiêu của nghiên cứu là (i) đánh giá vai trò của các dòng vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía kháng cadmium (Cd-PNSB) đến sự nảy mầm của hạt lúa, (ii) xác định vai trò của Cd-PNSB trong cải thiện sinh trưởng cây lúa trong điều kiện nhiễm Cd. Kết quả cho thấy bổ sung Cd-PNSB gồm dòng W4.3, S29, W44, W10, W29 và W17 không làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa. Tỷ lệ pha loãng 1 g chế phẩm vi sinh với 1.000 mL nước phù hợp để sử dụng cho ủ nảy mầm. Ngoài ra, dòng đơn vi khuẩn W4.3, S29, W29, W10 hoặc hỗn hợp vi khuẩn W4.3 và S29 hoặc hỗn hợp W29 và W10 hoặc hỗn hợp W44 và W17 bổ sung vào môi trường nhiễm Cd đã góp phần cải thiện chiều cao cây, chiều dài rễ và khối lượng khô của cây lúa so với không bổ sung vi khuẩn, lần lượt là 9,69-11,1 cm so với 7,88 cm, 5,25-6,73 cm so với 4,48 cm, 0,016-0,022 g/chậu so với 0,014 g/chậu ở vụ thứ 2, theo thứ tự.
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Phạm Duy Tiễn, Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Quốc Khương, 2019. Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 133-140.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên