Vi khuẩn hòa tan lân là nhóm vi khuẩn có khả năng hòa tan lân hữu cơ và lân vô cơ ở dạng khó tan để cung cấp lân dễ tiêu cho cây trồng hút thu. Bài báo trình bày kết quả đánh giá khả năng hòa tan lân ở dạng FePO4 của 4 chủng vi khuẩn (VK1 và VK2 ) được phân lập từ vùng rễ lúa trên đất phèn ởTịnh Biên; VK3 và VK4 được phân lập từ vùng rễ lúa trên đất phèn ởTri Tôn).Kết quả cho thấy, cả 4 chủng đều có khả năng hòa tan FePO4, dao động từ19,57 đến 36,57 mg P2O5/L. Chủng vi khuẩn VK1 và VK2 hòa tân lân phụ thuộc vào sự axit hóa. Tuy nhiên, vi khuẩn VK3, VK4 hòa tan lân không phụ thuộc vào cơ chế trên. Kết quả so sánh đoạn trình tự gien 16S rARN trên phần mềm BLASTN thấy rằng chủng vi khuẩn VK1 có mối quan hệ gần với loài Burkholderia diffausa, chủng VK2 có mối quan hệ gần với loài Enterobacter cloacae, chủngVK3 có mối quan hệ gần với loài Enterobacter cloacae và chủng VK4 có mối quan hệ gần với loài Bacillus subtilis.
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Phạm Duy Tiễn, Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Quốc Khương, 2019. Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 133-140.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên