Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía để thay thế một phần phân lân hóa học. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng một chậu. Các nghiệm thức bao gồm (i) Bón 100% P theo khuyến cáo (TKC), (ii) Bón 75% P TKC, (iii) Bón 50% P TKC, (iv) Bón 75% P TKC + hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn (HHVK), (v) Bón 50% P TKC + HHVK. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm lượng phân lân đã giảm chiều cao cây, đường kính tép và năng suất củ hành tím trồng trên đất phù sa trong đê. Tuy nhiên, bổ sung hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn hòa tan lân Rhodopseudomonas palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 kết hợp 50% P theo khuyến cáo đạt chiều cao cây (42,4 cm) và năng suất củ hành tím (12,8 g/chậu) tương đương nghiệm thức bón 100% P theo khuyến cáo, với 41,8 cm và 12,0 g/chậu, theo cùng thứ tự. Ở cùng mức bón phân hóa học, các nghiệm thức bổ sung hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn hòa tan lân có hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn.
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Phạm Duy Tiễn, Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Quốc Khương, 2019. Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 133-140.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên