Việc bảo tồn vùng lúa mùa nổi ở An Giang gắn liền với việc duy trì cộng đồng vi sinh vật ở vùng này. Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn những dòng vi khuẩn vùng rễ lúa mùa nổi có khả năng hòa tan phốt pho (P) triển vọng. Kết quả cho thấy tổng số 53 dòng vi khuẩn vùng rễ được phân lập từ môi trường Burk’s và NBRIP. Trong đó, năm dòng vi khuẩn có lượng P hòa tan cao nhất từ môi trường Burk’s là 22-BD6, 23-BD6, 27-BD6a, 24-BD6c và 10-BD6b với lượng P hòa tan 14,15 – 16,51 mg P2O5 L-1. Ngoài ra, khả năng hòa tan P của hai dòng vi khuẩn 28-ND6b và 3-ND6 được phân lập từ môi trường NBRIP cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với các dòng vi khuẩn còn lại với hàm lượng P hòa tan 6,33 - 7,13 mg P2O5 L-1 sau 15 ngày ủ. Cần định danh các dòng vi khuẩn đã tuyển chọn và áp dụng trong điều kiện nhà lưới hoặc đồng ruộng để giảm phân P cho cây trồng.
Trích dẫn: Lý Ngọc Thanh Xuân, Phạm Duy Tiễn, Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Quốc Khương, 2019. Hiệu quả của chế phẩm hữu cơ vi sinh chứa bốn dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas sp. đối với hấp thu đạm, nhôm và sắt trong hạt lúa trồng trên đất phèn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ở điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 133-140.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên