Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả, đánh giá tính đa dạng hình thái, tìm ra giống ớt có năng suất hạt cao, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solacearum) để sử dụng làm gốc ghép sản xuất ớt, tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ từ tháng 11 đến năm 2013 tháng 10 năm 2014. Gồm hai thí nghiệm: 1/ Khảo sát đặc điểm hình thái, năng suất của 12 giống ớt, bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 12 nghiệm thức là 12 giống ớt: 1. Hiểm trắng, 2. Hiểm xanh, 3. Đà Lạt, 4. TN589, 5. TN591, 6. TN592, 7. TN598, 8. TN607, 9. TN557, 10. Hiểm 27, 11. Hiểm 207 và 12. Sừng vàng. Kết quả cho thấy các giống ớt kém đa dạng về hình thái, chỉ số Shannon trung bình của 19 tính trạng hình thái là 0,63. Các giống ớt có đường kính thân từ 14,58-42,08 mm. Năng suất hạt của ớt Hiểm xanh (1,29 tấn/ha), TN598 (1,11 tấn/ha) thấp nhất; năng suất hạt cao nhất ở ớt TN557 (3,54 tấn/ha), tiếp theo là các giống ớt TN592 (2,94 tấn/ha), Đà Lạt (2,46 tấn/ha), TN607 (2,33 tấn/ha), Hiểm 27 (2,33 tấn/ha). 2/ Khảo sát khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của 12 giống ớt, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, nhân tố một 12 giống ớt (tương tự thí nghiệm 1) và nhân tố hai là hai chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum phân lập ở Thanh Bình-Đồng Tháp: Rs1 (Tân Bình), Rs2 (Tân Quới) và đối chứng Rs0 (không lây bệnh). Kết quả các giống ớt Đà Lạt, TN592, TN598, TN607, TN557 và Hiểm lai 207 có khả năng chống chịu tốt chủng vi khuẩn Rs1, tỉ lệ bệnh 0,00-4,00% và cấp bệnh 0,00-0,20. Tất cả 12 giống đều không chống chịu chủng vi khuẩn Rs2, tỉ lệ bệnh từ 36,00-100% và cấp bệnh 1,72-5,00 sau 60 ngày lây bệnh. Như vậy, có thể dùng các giống ớt TN557, TN592, Đà Lạt, TN607 được tiếp tục nghiên cứu làm gốc ghép ớt vì khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và cho năng suất hạt cao.
Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Ba, 2005. CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT DƯA LÊ (MUSKMELON) BẰNG CÁCH BÓN PHÂN KALI TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI CẦN THƠ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2004. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 16-25
Trích dẫn: Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Vẽ, Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thu Nga và Trần Thị Ba, 2016. Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bước đầu khảo sát ảnh hưởng của các gốc ghép ớt đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn trên ớt sừng trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 241-248.
Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba, Dương Phát Thịnh, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT ỚT SỪNG VÀNG CHÂU PHI (CAPSICUM SPP.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 31-37
Thuy, V.T.B., Ky, H., Ba, T.T., Hien, N.L. and Yeap, S.K., 2016. Assessment of genetic diversity of chili rootstock using issr marker. Can Tho University Journal of Science. Vol 3: 7-13.
Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba, Dương Văn Rẻ, Đỗ Thành Phát, 2014. KHẢO SÁT SƠ KHỞI 10 LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN NĂNG SUẤT ỚT HIỂM LAI 207. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 85-90
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên