Bài viết giới thiệu khái quát về tính nhân bản của Hiến pháp như khái niệm, nội dung của tính nhân bản. Trên cơ sở đó bài viết phân tích nội dung cụ thể của một bản hiến pháp ra đời khá sớm và được đánh giá là thể hiện rõ nét tính nhân bản đó là Hiến pháp của Pháp năm 1958 và chỉ ra tính nhân bản của Hiến pháp này được thể hiện thông qua các nội dung như: công nhận bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 là một bộ phận của Hiến pháp; các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng, có cơ chế kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực; có sự hiện diện của Hội đồng bảo hiến - cơ quan bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Qua sự phân tích về tính nhân bản trong Hiến pháp của Pháp năm 1958, nhóm tác giả đề xuất những gợi mở, bài học kinh nghiệm, góp ý cho việc hoàn thiện hơn nội dung của Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Chính vì Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nên việc Hiến pháp thể hiện được tính nhân bản chính là đảm bảo vững chắc về mặt pháp lý cho việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đồng thời đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tạp chí: Hội thảo khoa học "Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lóp 1,2,3, Đại học Sư phạm Huế, Tháng 8/2024
Tạp chí: Hội thảo quốc tế Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ IX-Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế-Thời gian tổ chức: 24/11/2024
Tạp chí: “Vai trò của công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên với sự phát triển bền vững của cơ sở giáo dục” vào ngày 03/11/2024, tại Hội trường 4 Lầu 8, Nhà điều hành Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên