Nghiên cứu này nhằm đánh giá được thực trạng dạy thực hành thí nghiệm ở một số trường Trung học cơ sở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để tiến hành khảo sát được thực trạng, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi và xử lý các dữ liệu thu thập được bằng phần mềm Jamovi. Kết quả cho thấy, giáo viên hiểu rõ và chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy thực hành thí nghiệm chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Đa số giáo viên dạy theo hình thức “lý thuyết trước, thực hành sau” và tổ chức dạy học thực hành thí nghiệm theo phân phối chương trình. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên có sự phối hợp đa dạng những phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau, và yếu tố thâm niên không ảnh hưởng đến tần suất sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học. Qua đó, nghiên cứu cho thấy một tín hiệu đáng mừng là điều quan trọng nhất trong dạy học không phải thời gian hay kinh nghiệm mà là khả năng tự học và cải tiến bản thân của giáo viên. Kết quả nghiên cứu đã góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề dạy học thực hành thí nghiệm cho môn Khoa học Tự nhiên
Tạp chí: Hội thảo khoa học "Giải pháp triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa Tiếng Việt lóp 1,2,3, Đại học Sư phạm Huế, Tháng 8/2024
Tạp chí: Hội thảo quốc tế Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ IX-Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế-Thời gian tổ chức: 24/11/2024
Tạp chí: “Vai trò của công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên với sự phát triển bền vững của cơ sở giáo dục” vào ngày 03/11/2024, tại Hội trường 4 Lầu 8, Nhà điều hành Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên