Lúa là cây lương thực hàng ngày của một nữa dân số thế giới, là cây trồng chủ lực của ViệtNamvà được trồng trên diện tích rộng lớn tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Quá trình thâm canh tại vùng trồng lúa trọng điểm này làm phát sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo sản lượng và phẩm chất hạt lúa, trong đó có vấn đề phòng trừ dịch bệnh. Phòng trừ sinh học bệnh hại lúa đang được tập trung nghiên cứu để từng bước hạn chế dần các loại thuốc hóa học độc hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sử dụng các vi sinh vật đối kháng có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt trực tiếp mầm bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng để phòng trừ bệnh hại trên ruộng lúa tại ĐBSCL từ những năm 1990. Bên cạnh đó, cơ chế kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn trên cây trồng (gọi tắt là kích kháng) cũng được nghiên cứu và ứng dụng trên cây lúa với nhiều loại chất kích kháng khác nhau như hóa chất, vi sinh vật và gần đây là dịch trích thực vật. Bài báo cáo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về phòng trừ sinh học bệnh hại lúa tại ĐBSCL bằng vi sinh vật đối kháng và cơ chế kích kháng mà nhóm nghiên cứu Bệnh cây tại Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện trong những năm qua; từ đó, thảo luận một số giải pháp giúp việc chuyển giao các biện pháp phòng trừ sinh học này đến nông dân đạt hiệu quả để ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Tạp chí: Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 - Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội, 21/10/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên