Bài báo này trình bày việc thiết kế một phòng thí nghiệm từ xa phục vụ giảng dạy học phần thực hành Viễn thông tại trường Đại học Cần Thơ. Đây là một phòng thí nghiệm viễn thông từ xa, có tên gọi là Tele-Lab (Telecommunication Laboratory), được xây dựng trên cơ sở kết hợp board mạch NI ELVIS II, bộ thí nghiệm viễn thông Emona DATEx và phần mềm LabVIEW. Mô hình Tele-Lab cho phép sinh viên có thể thực hiện các bài thực hành viễn thông từ xa thông qua mạng internet bằng cách truy cập vào máy chủ với cấu hình mạng riêng ảo. Một board Arduino Uno được sử dụng để điều khiển một ma trận rơ-le chuyển mạch cho phép thiết lập các kết nối tín hiệu trong quá trình thí nghiệm. Sinh viên có thể đặt trước thời gian tiến hành thí nghiệm thông qua website học phần. Việc kết hợp các bài thực hành tại phòng thí nghiệm và các bài thực hành từ xa có thể là một phương thức hữu hiệu để củng cố kiến thức và nâng cao khả năng tự học của sinh viên. Đây có thể được xem là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị thí nghiệm và mở ra khả năng hợp tác, chia sẻ thiết bị phục vụ đào tạo giữa các trường đại học.
Tạp chí: 2015 Second National Foundation for Science and Technology Development (NAFOSTED) Conference on Information and Computer Science - (NICS 2015). September 16-18, 2015, Ho Chi Minh City
Tạp chí: Hội thảo Du lịch thế giới lần thứ 3 “Du lịch: sự khác nhau và đa dạng hóa”, địa điểm: Trường Đại học Duy Tân cơ sở Quang Trung, K7/25 Quang Trung, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng, thời gian: 20-22/11/2015
Tạp chí: Hội thảo Du lịch thế giới lần thứ 3 “Du lịch: sự khác nhau và đa dạng hóa”, địa điểm: Trường Đại học Duy Tân cơ sở Quang Trung, K7/25 Quang Trung, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng, thời gian: 20-22/11/2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên