Với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước (Thu, 2023), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện là trung tâm sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, cùng với Đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ và Bangladesh) và Đồng bằng sông Nile (Ai Cập), ĐBSCL là một trong ba khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (Hiền, 2023 ), như: hạn hán, xâm nhập mặn, sự xuống cấp về môi trường và sạt lở đất bờ sông.
Công nghệ Internet của vạn vật (Internet-of-Things [IoT]) đã được xem là một công cụ hữu hiệu để ứng phó với sự thay đổi của khí hậu (Salam, 2020). Nhìn tổng quát, một hệ thống IoT được diễn giải như một hệ thống các đối tượng vật lý bao gồm phần cứng, phần mềm, kết nối mạng, các cảm biến và bộ phận xử lý thông tin. Vì vậy, cấu trúc của hệ thống IoT được phân chia thành 4 bộ phận chính: cảm biến, mạng kết nối, xử lý dữ liệu và lớp ứng dụng (Muhammad et al., 2015), như trình bày ở Hình 7.1. Thông qua khả năng đo đạc và giám sát, công nghệ IoT cung cấp các thông tin quan trọng về sự thay đổi của các thông số môi trường. Công nghệ cảm biến và truyền thông kết hợp với các mô hình tính toán, phân tích dữ liệu cung cấp những kiến thức hữu ích về bản chất của các thay đổi của môi trường. Ngoài ra, sự kết hợp giữa công nghệ IoT và các công cụ ra quyết định có thể giúp dự báo sự thay đổi của môi trường, từ đó giúp cộng đồng có những biện pháp phù hợp và kịp thời ứng phó với những thay đổi của môi trường. Trong những năm gần đây, công nghệ IoT đã được ứng dụng để giám sát các thông số môi trường phục vụ sản xuất nông nghiệp (Ullo & Sinha, 2020; Xu et al., 2022). Theo một kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Transforma Insights, quy mô thị trường công nghệ IoT có sự gia tăng đáng kể do vai trò quan trọng của công nghệ này trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Hình 7.2 trình bày số liệu dự báo số lượng thiết bị kết nối IoT toàn cầu tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2020-2030, từ 9,8 tỷ kết nối năm 2020 tăng lên 29,4 tỷ kết nối vào năm 2030 (Transforma Insights, 2022).
Chương này nhằm tập hợp một số kết quả nghiên cứu minh họa về tính hiệu quả của công nghệ IoT trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp người đọc có thể nắm bắt nhanh các ứng dụng của công nghệ IoT đã được triển khai tại vùng ĐBSCL phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và phát hiện sớm sạt lở đất bờ sông. Các kết quả ứng dụng cho thấy công nghệ IoT đã cung cấp công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường và hướng đến việc giải quyết các vấn đề của biến đổi khí hậu.
Tạp chí: Water Treatment in Urban Environment: A Guide for the Implementation and Scaling of Nature-based Solutions: Examples from South/Southeast Asia.
Tạp chí: TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DƯỢC LIỆU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG trong Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghệ hóa -hiện đại hóa ĐBSCL
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên