Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi tôm tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng. Tổng cộng 10 hộ nuôi tôm và 50 hộ lân cận được phỏng vấn về tình hình phát thải và các điều kiện vệ sinh môi trường. Ở thời điểm cuối vụ nuôi, mẫu nước trong ao nuôi được thu từ 05 ao bán thâm canh (BTC) và 05 ao thâm canh (TC), mẫu trầm tích thu từ 5 ao BTC để đánh giá mức độ ô nhiễm. Kết quả phỏng vấn ghi nhận nước thải và bùn thải từ nuôi tôm là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng nước mặt, giảm số lượng thủy sản trong tự nhiên; mức độ ô nhiễm có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Giá trị pH, TSS, BOD5 và COD của mẫu nước ao phù hợp cho nuôi tôm (ngoại trừ TSS của mẫu nước ở Cù Lao Dung và Long Phú), tổng nitơ trong các chất hữu cơ (TKN) và tổng phốt pho biến động lớn giữa các ao thu mẫu. Hàm lượng các kim loại trong trầm tích thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng trầm tích. Chất thải rắn (CTR) phát sinh tại các vùng nuôi chưa được quan tâm thu gom và xử lý phù hợp. Để ngành tôm phát triển bền vững, các cơ quan chuyên ngành cần khuyến khích hộ nuôi tôm áp dụng các công nghệ xử lý chất thải bên cạnh các giải pháp quản lý nhà nước.
Tạp chí: KỶ YẾU HỘI THẢO NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG DƯỢC LIỆU THUỘC HỌ ORCHIDACEAE (HỌ LAN), THEACEAE (HỌ TRÀ) VÀ ZINGIBERACEAE (HỌ GỪNG) Ở VIỆT NAM, NĂM 2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên