Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi dê. Khảo sát được thực hiện tại 300 hộ chăn nuôi dê ở huyện Châu Thành, Gò Công Tây và Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023. Kết quả cho thấy, đa số các hộ có kinh nghiệm chăn nuôi dê từ 10 đến 20 năm (34,33%), số lượng dê nuôi dưới 10 con/hộ (41,67%) và chưa được tham gia tập huấn (92%). Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cho dê khá đa dạng bao gồm nhiều loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên kết hợp với thức ăn tinh (thức ăn hỗn hợp, cám gạo). Giống dê Boer lai được nuôi nhiều (78,93%) và nuôi chủ yếu là dê thịt (48,28%). Vệ sinh thú y và đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi dê vẫn còn hạn chế và vẫn còn hộ chăn nuôi không tiêm phòng vaccine cho dê (18,33%); Bệnh về hô hấp và tiêu chảy là hai bệnh phổ biến trên đàn dê tại tỉnh Tiền Giang. Các kết quả thu được là cơ sở để cải thiện tình hình nuôi dê thịt nhằm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Tạp chí: KỶ YẾU HỘI THẢO NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG DƯỢC LIỆU THUỘC HỌ ORCHIDACEAE (HỌ LAN), THEACEAE (HỌ TRÀ) VÀ ZINGIBERACEAE (HỌ GỪNG) Ở VIỆT NAM, NĂM 2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên