Lan Hồ điệp được trồng phổ biến trên thế giới vì chúng có nhiều màu sắc rực rỡ và có độ bền rất lâu. Việc tìm ra các phương pháp thúc đẩy sự ra hoa theo ý muốn người trồng lan Hồ điệp là vấn đề cần quan tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích benzyl adenine và dạng phân lân lên sự ra hoa của cây lan Hồ điệp hoa tím (Phalaenopsis spp.) đã được thực hiện gồm hai thí nghiệm. Kết quả cho thấy: (i) Sử dụng BA và bổ sung NPK đã kích thích ra hoa trên lan Hồ điệp hoa tím (93,3%), chiều dài phát hoa (69,8 cm) và đường kính hoa (10,2 cm), cao nhất trên nghiệm thức BA 200 mg/L + NPK 10 - 60 - 10 0,5 g/L; (ii) Kích thước cây có tác động lên quá trình xử lý ra hoa, trong đó các nghiệm thức cây có 3 cặp - 5 cặp lá là hiệu quả (tỷ lệ ra hoa trên 90%). Bên cạnh đó, việc phun BA và dạng phân lân không ảnh hưởng đến hình thái của lan Hồ điệp. Nghiên cứu này cho thấy, sự kết hợp giữa BA và phân lân liều cao có thể đẩy nhanh quá trình ra hoa của lan Hồ điệp.
Từ khóa:Phalaenopsis spp., benzyl adenine, dạng phân lân, xử lý ra hoa.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên