Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở những vùng ven biển và hải đảo ngày càng được quan tâm trong tình hình nguồn nước cấp khan hiếm. Công nghệ lọc nước bằng phương pháp lọc thẩm thấu ngược (RO) đang được áp dụng phổ biến trong xử lý nước biển thành nước ngọt. Việc lựa chọn loại cột lọc và áp suất phù hợp với tính chất của nước biển đầu vào là vấn đề cần quan tâm khi áp dụng công nghệ này. Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021. Nghiên cứu sử dụng phần mềm WAVE để mô phỏng lưu lượng dựa theo thông số chất lượng nước đầu vào và tỷ lệ thu hồi nước khác nhau, từ đó lựa chọn các thông số cho loại cột lọc RO phù hợp trong hệ thống xử lý nước biển. Các chỉ tiêu cơ bản đầu vào của hệ thống xử lý đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10 – MT:2015/BTNMT. Hệ thống RO với 2 Stages (cột được lắp dạng lọc lại dòng đậm đặc) tỷ lệ thu hồi nước là 12%, với thông số đầu vào: pH =6,5, độ đục =0,8 NTU ; TSS= 2,7 mg/L; SDI =3,3 ; TDS =31.300 mg/L. Kết quả mô phỏng đầu ra pH = 6,3; độ đục =0,12 NTU, Chloride =70,0 mg/L và TDS trung bình là 156 mg/L đạt QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y Tế và thông số thiết kế cột RO là Q=100L/h và áp suất P= 41,7 bar.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên