Nghiên cứu tách chiết collagen thủy phân từ da cá lóc được thực hiện thông qua các bước: loại lipid của da cá lóc, trích ly gelatin và sử dụng enzyme Alcalase để thuỷ phân gelatin và thu nhận collagen thuỷ phân. Kết quả cho thấy, hiệu quả loại lipid đạt 78,2% khi xử lý da cá lóc bằng axit acetic 0,05M trong 1 giờ. Da cá lóc được trích ly trong nước cất ở nhiệt độ 70°C, 2 giờ thu được gelatin có hiệu suất thu hồi cao, độ bền gel, độ nhớt, màu sắc và nhiệt độ tạo gel tốt nhất lần lượt là 22,8%; 216 g; 14,9 mPa.s; L*= 81,8 và 13,5°C. Hiệu suất thu hồi collagen thủy phân là 98,6% khi gelatin thuỷ phân bằng enzyme Alcalase 2% (v/w) trong 3 giờ, độ hòa tan cực đại ở pH=7 và nồng độ NaCl từ 0,8 - 1,2 M. Hơn nữa, kết quả phổ FTIR cho thấy, collagen thủy phân vẫn chứa đầy đủ các nhóm chức đặc trưng. Do đó, da cá lóc có thể được tận dụng để sản xuất collagen thủy phân
Tạp chí: Hội thảo quốc gia "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường với thực tiễn xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tạp chí: Hội nghị quốc gia "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường với thực tiễn xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tạp chí: Hội thảo quốc gia "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường với thực tiễn xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tạp chí: Hội thảo quốc gia "Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường với thực tiễn xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0"
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên