Phân lập được 236 dòng vi khuẩn từ 152 mẫu nốt sần, rễ, thân cây đậu phộng (lạc) trồng ở vùng đất xám bạc màu tỉnh Bình Định (4 huyện: Phù Cát, Hoài Nhơn, Vân Canh, Tây Sơn), chúng đều tạo màng mỏng (pellicle), đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA. Chọn lọc 20 dòng có đặc tính tốt về khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA để nhận diện bằng kỹ thuật PCR cho thấy 20 dòng này đều là vi khuẩn nội sinh.Giải trình tự ADN cho kết quả 20 dòng vi khuẩn thuộc 6chi, trong đó 10 dòng thuộc chi Acinetobacter, 3 dòng thuộc chi Enterobacter, 1 dòng thuộc chi Klebsiella, 1 dòng thuộc chi Sphingomonas, 4 dòng thuộcchi Bacillus, 1 dòng thuộc chi Burkholderia với tỷ lệ tương đồng từ 98%-99%. Đề nghị tiến hành khảo sát hiệu quả ngoài đồng của các dòng này và ứng dụng sản xuất phân sinh học.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên