Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính mẫn cảm bệnh đốm lá trên 3 giống xà lách và ảnh hưởng nồng độ silic cung cấp qua rễ trong dung dịch dinh dưỡng và phun qua lá đến khả năng kháng bệnh đốm lá do Cercospora sp. trên xà lách thủy canh. Kết quả giống xà lách Rado 45 dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá với tỷ lệ và trung bình diện tích lá bệnh cao nhất là 99,9% và 7,4%, khác biệt ý nghĩa so với giống Rado 357 và Romaine ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng bệnh. Ở 9 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic cung cấp qua rễ 10 và 20 ppm tương ứng là 17,0% và 16,8%, trung bình này thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với nồng độ silic 30 ppm (27,1%) và 40 ppm (27,7%); tuy nhiên, không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (21,6%). Kết quả nồng độ silic 0, 20, 40, 60, và 80 ppm phun lá ở 3 ngày sau khi chủng bệnh, trung bình diện tích lá bệnh của giống Rado 45 ở nồng độ silic 40 ppm thấp hơn ý nghĩa so với nồng độ 80 ppm và đối chứng; tuy nhiên, giữa tất cả các nồng độ silic có sự khác biệt không ý nghĩa về trung bình diện tích lá bệnh ở thời điểm 5 và 7 ngày sau khi chủng bệnh.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên