Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019 tại vùng cửa sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn lợi cá úc họ Ariidae được khảo sát từ vùng cửa sông Trần Đề và Định An đến vùng Cái Cui – nơi có nguồn nước ngọt quanh năm. Sản lượng khai thác được xác định bằng thông số CPUE (Catch per unit effort: sản lượng khai thác). Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số loài thuộc họ cá úc là: cá úc chấm (Arius maculatus), cá úc thép (Osteogeneiosus militaris), cá úc nghệ (Arius venosus), cá úc nghệ (Nemapteryx nenga) và cá úc mím (Cephalocassis borneensis). Sản lượng cá úc tương đối phong phú và đạt cao nhất là ở Trần Đề (CPUEw = 934,45 g/ha), kế đến là vùng cửa sông Định An (CPUE = 931,68 g/ha) và cửa sông Trần Đề (CPUE = 904,71 g/ha); thấp nhất ở Cái Cui (CPUE = 36,48 g/ha). Trong đó, mật độ phân bố cá úc chấm cao nhất (63,35%) và tiếp đến là cá úc thép (32,94%). Tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học các loài cá úc ở khu vực cửa sông Trần Đề là cao nhất (H’ = 0,83), kế đến là ở Trần Đề (H’ = 0,76) và thấp nhất là ở Đại Ngãi (H’ = 0,10). Kết quả cũng cho thấy độ mặn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố của cá úc ở vùng cửa sông Hậu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên