Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của Uniconazole riêng lẻ hay kết hợp với Mepiquat chloride lên sự ra hoa xoài cát Hoà Lộc. Đề tài gồm hai thí nghiệm thực hiện trên vườn của nông dân tại thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại một cây. Các nghiệm thức bao gồm: 1) tưới Paclobutrazol (PBZ) 1,5 g a.i./m đường kính tán (đkt), 2) tưới Uniconazole (UCZ) với liều lượng 1,0 g a.i./m đkt và 3) 1,5 g a.i./m đkt. Các nghiệm thức được kích thích trổ hoa (KTTH) bằng Thiourê nồng độ 0,4% ở 32 ngày sau khi xử lý PBZ và UCZ. Thí nghiệm 2 được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại một cây. Các nghiệm thức Các nghiệm thức bao gồm: 1) tưới PBZ 1,5 g a.i./m đkt, 2) phun UCZ 1.000 ppm, 3) phun UCZ 1.000 ppm + Mepiquat chloride (MC) 1.500 ppm, 4) phun UCZ 1.500 ppm và 5) phun UCZ 1.500 ppm + MC 1.000 ppm. Các nghiệm thức được KTTH bằng KNO3 nồng độ 3% ở các thời điểm 90 ngày sau khi xử lý PBZ và UCZ, phun lại KNO3 nồng độ 2% 7 ngày sau khi phun lần 1. Kết quả cho thấy, tạo mầm hoa bằng phương pháp tưới UCZ với liều 1 hoặc 1,5 g a.i./m đkt hay paclobutrazol với liều lượng 1,5 g a.i./m đkt và KTTH bằng Thiourê 0,4% cho tỷ lệ ra hoa rất cao (92,82%). Trong khi phun UCZ với nồng độ 1.000 ppm, 1.500 ppm riêng lẻ kết hợp với MC 1.000 ppm và KTTH bằng KNO3 đều cho tỷ lệ ra hoa thấp (oBrix, tổng acid và hàm lượng vitamin C trong thịt trái xoài cát Hòa Lộc.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên