Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi về hình thái phẫu diện và tính chất lý hóa học đất của trên 02 hệ thống canh tác cam sành. Mô hình đất lập liếp trồng cam ban đầu xuất phát từ đất trồng lúa có tên phân loại là Umbric Gleysols. Hai kiểu lập liếp được chọn với thời gian lập liếp khác nhau là 03 năm (lúa-cam) và 15 năm (nhãn-cam). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự đồng nhất về một số tính chất giữa 02 phẫu diện đất: tầng canh tác (Ap) của cả hai nhóm đất có độ dày 50-55cm, sa cấu là sét pha thịt, không có sự hiện diện của tầng phèn hoạt động hoặc chứa vật liệu sinh phèn. Tuy nhiên, sự giảm thấp lượng base bão hòa trong đất nhãn-cam cho thấy đất có thời gian lập liếp lâu hơn sẽ đưa đến sự rửa trôi có ý nghĩa đối với các cation kiềm trong đất. Điều này đưa đến sự khác nhau về tên phân loại giữa mô hình lúa cam (Eutric Anthrosols) so với nhãn cam (Dystric Anthrosols).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên