Hiệu quả sử dụng lân thấp hơn 15% ở vụ đầu tiên nên lượng lân còn lại được lưu tồn trong đất dưới dạng cây trồng không hấp thu được, sử dụng vi khuẩn để hòa tan lượng lân khó tan trong đất là một trong những biện pháp triển vọng trong trồng mía đường bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu là chọn được những dòng vi khuẩn nội sinh rễ mía đường hòa tan các dạng lân khó tan trong đất phèn. Hai mươi ba dòng vi khuẩn phân lập từ mẫu rễ mía đường trồng trên đất phèn được sử dụng để tuyển chọn các vi khuẩn có khả năng hòa tan các dạng lân khó tan. Kết quả cho thấy có 20 dòng vi khuẩn bị giới hạn sinh trưởng lớn hơn 50% ở điều kiện có nồng độ độc chất Al3+ 100 mg/L trong khi giá trị này nhỏ hơn 50% ở điều kiện có nồng độ độc chất Fe2+ 200 mg/L. Ngoài ra, tuyển chọn được một số dòng vi khuẩn triển vọng hòa tan lân nhôm (HA1f, PB2e, PB3e), lân sắt (HA1f, PB2e) và lân can xi (HA1b, HA1f), với hàm lượng lân lần lượt là 11,5-13,3, 60,8-62,1 và 73,9-86,4 mg/L. Cần sử dụng hỗn hợp các dòng vi khuẩn đã tuyển chọn để kết hợp chức năng hòa tan các thành phân lân khó tan để cung cấp lân và hỗ trợ sinh trưởng cây mía đường trong điều kiện đồng ruộng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên